Sửa xe container (xe công) Quận 9, Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai

XE CONTAINER LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở XE CONTAINER?

Xe Container hay xe Công-ten-nơ hay gọi đơn giản là xe công là loại xe dài kết hợp giữa Đầu kéo (đầu cái) và Rơ-móc (Mọoc)

Xe container hay anh em tài xế hay gọi tắt là xe Công

Xe Công là loại xe chuyên dụng để chở những thùng hàng lớn (thùng container) 20 feet hoặc 40 feet tương ứng cũng sẽ có rơ-móc 20 hoặc 40 feet; ngoài ra không chỉ chuyên chở thùng hàng mà còn có những loại rơ-móc khác dùng để chuyên chở xe cơ giới, chuyên chở vật tư ngành xây dựng (Rơ-móc ben, Rơ-móc bồn trộn,…), Chuyên chở mặt hàng xăng dầu, khí hóa lỏng, những mặt hàng có kích thước cồng kềnh và khối lượng lớn hay rơ-móc siêu trọng…

Rơ-móc cấu tạo khác nhau theo từng mục đích vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên về vận hành nói chung không khác biệt. Để có thể chuyển động và tham gia giao thông, Rơ-móc được kết nối với Đầu kéo và chịu sự điều khiển của của Đầu kéo. Về cấu tạo dàn gầm rơ-móc bao gồm: Bánh xe, trục bánh xe, hệ thống thắng hơi, hệ thống treo, giảm sốc, hệ thống điện… và như một chiếc xe thông thường có đặc tính chịu tải trọng lớn, rơ-móc cũng sẽ hỏng hóc theo thời gian và cần được bảo trì, bảo dưỡng định kì; sửa chữa, thay thế phụ tùng khi xảy ra những hỏng hóc làm làm ảnh hưởng đến hoạt động của xe.

Khác với sự phức tạp của đầu kéo, rơ-móc có phần đơn giản hơn, những vấn đề hỏng hóc thường gặp chủ yếu ở dàn gầm, ví dụ như:

  • Bố thắng bánh theo thời gian, bố thắng (hay má phanh) bị mài mòn dẫn đến hệ thống phanh hoạt động không đạt hiệu suất và cần thay thế bố mới;
  • Bộ moy-ơ bánh theo thời gian không được bảo trì đúng định kì có thể dẫn đến khô mỡ bôi trơn, chảy phớt chặn mỡ bôi trơn, cháy hoặc bể ổ bi bạc đạn khiến bánh xe của rơ-móc không chạy được hoặc bị bó cứng
  • Các chi tiết kết nối của hệ thống treo, giảm sốc theo thời gian hoạt động, ma sát nhiều dẫn đến mòn cháy các khớp nối gây ra những tiếng động lạ, ồn; khiến vỏ bánh xe bị mài mòn nhanh hoặc mài mòn không đều
  • Hệ thống hơi bị rò dẫn đến mất hơi nhanh (Hệ thống phanh của rơ-móc sử dụng hơi khí nén được cấp từ đầu cái), việc không đủ áp suất hơi để hoạt động có thể khiến bộ bơm hơi của đầu cái hoạt động vượt quá công suất dẫn đến tuổi thọ bơm hơi của đầu cái bị giảm, hao nhiên liệu; hệ thống hơi bị rò nặng có thể dẫn đến bó cứng phanh, phanh không tốt, mất phanh hoặc không thể vận hành được…

Rơ-móc chịu sự kéo và điều khiển của Đầu cái, Đầu cái có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều so với rơ-móc. Cấu tạo của đầu cái không khác gì một chiếc xe tải bình thường, kết cấu bao gồm các phần: Cabin, Động cơ, Hộp số, Trục dẫn động, cầu xe, bánh xe, hệ thống treo, hệ thống điện thân xe…Các hỏng hóc theo thời gian thường gặp ở đầu cái cũng rất nhiều và kỹ thuật sửa chữa cũng tương đối khó hơn so với rơ-móc.

ĐỘNG CƠ XE ĐẦU KÉO MAXXFORCE

Động cơ có cấu tạo bên ngoài đơn giản bao gồm: Thân động cơ, hệ thống bơm nhiên liệu, hệ thống điện điện tử động cơ, Bơm trợ lực lái, Bơm hơi, Trục-bô tăng áp, Hệ thống khí nạp và xả, Hệ thống làm mát có Bơm nước, Kết nước, cánh quạt, Lọc nhiên liệu, lọc nhớt bôi trơn, Xương hàn làm mát nhớt bôi trơn động cơ…Những hư hỏng thường gặp theo thời gian ở động cơ:

  • Bơm nhiên liệu: theo thời gian, các chi tiết bị giảm hiệu năng làm việc đẫn đến động cơ yếu, xe chạy chậm, hao nhiên liệu, khí thải nhiều, thường xuyên tắt máy, khó khởi động hoặc nặng có thể không hoạt động được nữa. Bơm nhiêu liệu có 2 loại:
    • Bơm cao áp dạng cơ động, hoạt động theo sự quay của trục khủy (Cốt máy)
    • Bơm cao áp chỉ làm nhiêm vụ bơm nhiên liệu, việc cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động sẽ phụ thuộc vào sự điều khiển của ECU
  • Hệ thống điện điện tử động cơ chịu trách nhiệm điều khiển động cơ hoạt động sao cho đạt hiệu suất cao nhất và mức độ khí thải đáp ứng được các quy định về môi trường, cũng như cấp tín hiệu để người điều khiển có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động của xe. Hệ thống này bao gồm rất nhiều các con cảm biến chịu trách nhiệm cấp thông tin về hộp điện ECU để hộp này tính toán và điều khiển hoạt động của động cơ cũng như thông báo đến người điều khiển những hỏng hóc đang xảy ra. Những hư hỏng ở hệ thống điện này có thể dẫn đến báo lỗi thường xuyên, xe hoạt động không bình thường, không đạt được được hiệu suất làm việc, khó khởi động hoặc không khởi động được… Đặc tính sửa chữa hệ thống điện này cần có thiết bị chẩn đoán để đọc lỗi và sửa chữa cũng như canh chỉnh, kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động của động cơ…
  • Bơm trợ lực lái có nhiệm vụ giúp thao tác của người điều khiển xe được nhẹ nhàng hơn. Theo thời gian hoạt động, các chi tiết bị ăn mòn do không bảo dưỡng, thay dầu trợ lực hoặc dầu trợ lực bị rò rỉ dẫn đến cạn kiệt gây hỏng bơm; hoặc hệ thống lọc dầu trợ lực của bơm bị nghẹt dẫn đến dầu trợ lực không cấp đến bơm đủ để hoạt động… Các hỏng hóc ở chi tiết này có thể dẫn đến tay lái nặng, khó điều khiển, mất lái…
  • Các loại xe tải hạng nặng sử dụng hệ thống khí nén để điều khiển nhiều hoạt động của xe như bộ côn, hệ thống phanh, đỗ xe, đóng mở vi sai gài cầu, đóng mở hãm khí thải, đóng mở trục bô tăng áp… và hệ thống hơi khí nén này được cấp bởi bơm hơi. Những hỏng hóc ở chi tiết này do theo thời gian hoạt động, các chi tiết như bạc bơm hơi, đồng tiền bơm hơi bị bào mòn dẫn đến hơi khí nén không cấp đủ cho hệ thống điều khiển bằng khí nén hoạt động bình thường như khó cắt côn để vào số, phanh không làm việc hoặc bị bó cứng…
TRỤC BÔ TĂNG ÁP
  • Trục bô tăng áp có nhiệm vụ giúp động cơ hoạt động khỏe và mạnh hơn, ở những động cơ của xe tải hạng nặng luôn có trục bô tăng áp với nguyên lý hoạt động dựa trên sức đẩy của khí thải để kéo tua bin gió hút gió đẩy vào buồng nổ nhiều hơn. Theo thời gian, các chi tiết ở bộ ruột trục bô tăng áp bị bào mòn dẫn đến hao nhớt máy, ống gió cấp khí nạp cho động cơ bị bẩn bởi nhớt, trục bô hoạt động yếu do tua bin bị bào mòn không đủ áp để đẩy gió vào buồng đốt dẫn đến hoạt động của động cơ giảm hiệu suất, hao nhiên liệu, khí thải nhiều hơn. Việc hao hụt nhớt bôi trơn của động cơ dễ dẫn đến tình trạng động cơ không đủ nhớt bôi trơn, giải nhiệt, trường hợp xấu có thể dẫn đến bó cứng động cơ và phải thay động cơ mới hoặc đại tu động cơ.
  • Động cơ hoạt động sinh ra nhiệt năng rất lớn và cần hệ thống thống làm mát để giải nhiệt, giúp động cơ có thể hoạt động ổn định trong suốt hành trình dài của xe. Hỏng hóc thường xảy ra ở hệ thống làm mát như kết nước lâu ngày bị nghẹt hoặc rò rỉ dẫn đến hao nước làm mát, Bơm nước không trộn dẫn đến nước không tuần hoàn làm mát cho động cơ, Cánh quạt ly tâm không kết nối với trục quay của động cơ dẫn đến không giải nhiệt cho lượng nước trong kết nước…
  • Lọc dầu cần thay mới định kì để bảo vệ hệ thống bơm nhiên liệu không bị hỏng do chất bẩn, nước có trong nhiên liệu
  • Lọc nhớt cần thay mới định kì để bảo về bơm nhớt động cơ không bị chất bẩn bào mòn, nếu bơm nhớt giảm hiệu năng làm việc hoặc hỏng hóc sẽ dẫn đến động cơ không đủ nhớt bôi trơn, các chi tiết bị mài mòn nhanh hơn và có thể dẫn đến máy bị bó cứng, lột dên…
  • Xương hàn làm nhiệm vụ cho phép nhớt bôi trơn động cơ được giải nhiệt bởi hệ thống làm mát bằng nước của động cơ. Hư hỏng ở hệ thống này có thể xảy ra do lượng nhớt trong động cơ lâu ngày không thay mới dẫn đến bộ ruột xương hàn bị nghẹt, nhớt khó lưu thông hoặc không thể lưu thông; bộ ruột xương hàn bị rò nhớt sang nước làm mát đẫn đến nước làm mát bị dơ, tăng nhiệt độ, động cơ bị thiếu nhớt bôi trơn…

Hệ thống Gầm xe đầu kéo Mỹ so với các loại xe tải khác cũng tương đồng, cơ bản có các hệ thống như:

  • Hệ thống thước lái: Hỏng hóc ở chi tiết này thường xảy ra với các đầu rô-tuyn thước lái, theo thời gian các rô-tuyn này bị mài mòn và trở trên không còn chắc chắn (bị lỏng) dẫn đến tay lái không ổn định, vỏ bánh trước bị mài mòn không đều; ngoài ra do va chạm cũng có thể khiến thước lái bị cong, độ cân bằng giữa 2 bánh trước bị lệch, do đó vỏ xe bị mài mòn không đều.
  • Trục bánh trước: Chi tiết kết nối giữa trục bánh trước (thanh dí) và moy-ơ bánh trước là thanh ắc pi-rê; bạc + ắc pi-rê theo thời gian không bảo dữơng bôi mỡ bôi trơn thường xuyên dẫn đến bị cháy, lỏng bạc, mòn ắc khiến bánh xe không còn chắc chắn và vỏ xe bị mài mòn không đều.
  • Hộp số: Hệ thống gầm phức tạp nhất là hộp số, nhờ có hộp số xe có thể vận hành nhanh chậm mạnh yếu theo từng cấp số. Tại đây chứa bộ côn (Ly hợp) giúp kết nối truyền động từ động cơ đến hộp số và giúp sang số dễ dàng hơn. Những hỏng hóc ở hộp số thường xảy ra ở bộ côn, do thời gian vận hành, lá bố ambraya bị bào mòn, hết bố đẫn đến xe chạy yếu, khó cắt côn, chân côn bắt cao… Hệ thống nhông số trong hộp số ít khi hỏng hóc, tuy nhiên cũng xảy ra các vấn đề có số chạy không êm, bị kêu hoặc trả số, cháy số do nhớt bôi trơn lâu ngày không thay mới hoặc rò rỉ dẫn đến hết nhớt…
  • Trục dẫn động truyền từ hộp số đến Vi-sai cầu thường hỏng ở bộ bạc đạn treo láp, các đăng láp bị cháy mòn do thiếu mỡ bôi trơn dẫn đến tiếng động lớn, thanh trục bị văng khi chạy ở tốc độ cao khiến các chi tiết kết nối bị vỡ, rơi láp.
  • Hệ thống cầu, trục bánh sau (1 hoặc 2 cầu, với 2 cầu sẽ có trục dẫn động chuyền giữa 2 cầu): ở thệ thống này quan trọng nhất là bộ vi-sai cầu (đích cầu), với dòng xe đầu kéo Mỹ thường chạy đường trường, bộ phận này ít hỏng hóc, chỉ cần thường xuyên bảo trì, thay nhớt định kì đúng loại nhớt sẽ rất bền. Tuy nhiên hỏng hóc không phải không xảy ra, thông thường nhất vẫn là chảy phớt chặn nhớt, xì ron khiến lượng nhớt bị hao hụt có thể dẫn đến cạn nhớt bôi trơn, bộ ruột cầu có thể vì đó mà bị cháy hoặc vỡ nhông, bể đạn gánh, đạn cùi khiến lúc vận hành gây tiếng động khó chịu, vận hành không êm ái hoặc nặng có thể không vận hành được…
  • Hệ thống treo, đỡ, giảm sốc (Đôi với dòng xe đầu kéo Mỹ, Mexico có thệ thống giảm sốc qua banh hơi được điều khiển bằng van chia hơi tổng): các chi tiết ở bộ hệ thống này theo thời gian bị mài mòn khiến xe vận hành bị giật, gây tiếng động lớn, vỏ xe bị ăn mòn không đều, hao vỏ…
  • Hệ thống phanh hơi: đây là hệ thống an toàn mà bất kì dòng xe nào cũng không thể thiếu, bộ phận này được điều khiển bởi hệ thống hơi, áp suất điều khiển không đủ có thể làm phanh không hoạt động, bó cứng phanh; ngoài ra, bố thắng mòn theo thời gian cũng là nguyên nhân dẫn đến hệ thống phanh hoạt động không tốt…
  • Moy-ơ bánh: chi tiết này giúp xe vận hành êm ái, nhẹ nhàng nên cần thường xuyên bảo dưỡng định kì như thay phớt, thay mỡ bôi trơn hoặc nhớt bôi trơn tùy dòng xe xử dụng loại moy-ơ ổ bi hay nhông hành tinh. Nếu để phớt bị rò sẽ dẫn đến phanh không hoạt động tốt ở bánh đó, chất bôi trơn bị cạn kiệt dẫn đến ổ bị hoặc nhông hành tinh bị cháy, vỡ khiến bánh đó hoạt động không êm hoặc bó cứng không vận hành được…

Với kết cấu, cấu tạo cơ bản như trên, để xe vận hành tốt và không bị trục trặc trên đường làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hàng hóa của quý khách bị chậm trễ. Quý khách nên thường xuyên đưa xe đến Gara để bảo dưỡng định kì, hoặc khi phát hiện hỏng hóc cần đưa đến các xưởng xưởng sửa chữa để kịp thời khắc phục, tránh tình trạng xấu có thể xảy ra hoặc chi tiết hỏng hóc đó có thể ảnh hưởng đến các chi tiết khác.

Gara Minh Nhựt hân hạnh giới thiệu, cung cấp đến quy khách dịch vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng và tân trang xe công với chất lượng và chi phí phù hợp trên tinh thần hợp tác bền vững giữa hai bên. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng quý khách hàng. Quý khách có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn, báo giá dịch vụ và đặt lịch sửa chữa qua thông tin sau:

Gara Minh Nhựt hân hạnh được hợp tác cùng quý khách hàng trên tinh thần cùng nhau phát triển bền vững.

gara sửa xe tải, gara sửa xe container

Lê Vũ

24/11/2019

Đặt lịch ngay

    0902915871