Phanh xe tải là một trong những bộ phận quan trọng giúp kìm hãm sự di chuyển của xe. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phanh, mỗi loại đều có ưu nhược điểm và nguyên lý hoạt động riêng. Cùng Gara Minh Nhựt tìm hiểu ngay nhé!
Phanh xe tải: Hệ thống phanh đĩa
Phanh đĩa là cụm từ quen thuộc đối với các hãng xe phổ thông khi được sử dụng để trang bị cho nhiều xe như: Mazda 3, Mazda 6, Toyota Camry, Toyota Fortuner, Hyundai Elantra …
- Phanh đĩa được chia thành 2 loại: phanh đĩa quay và vỏ quay.
- Cấu tạo của phanh đĩa bao gồm: đãi thắng, đệm thắng, bố thắng…
- Nguyên liệu chính để chế tạo phanh đĩa là thép. Thông thường đĩa phanh được gắn vào bánh xe, nhưng nó cũng có thể dễ dàng tháo rời trong trường hợp bị hỏng.
Ưu điểm của phanh đĩa xe tải
Sở dĩ phanh đĩa được sử dụng rộng rãi là do trọng lượng nhẹ, kích thước phanh xe tải nhỏ, thiết kế đơn giản và ổn định.
Lực tác động lên bề mặt ma sát của má phanh đều, lực thắng hai bên đều nhau nên xe không xảy ra hiện tượng bị lệch tâm hoặc trượt bánh khi phanh gấp.
Ngoài ra, phanh đĩa có khả năng thoát nước tốt, khe hở giữa má phanh và đĩa có thể tự động điều chỉnh mỗi khi mòn má phanh.
Nhược điểm của phanh đĩa xe tải
So với các loại phanh khác, dòng phanh đĩa xe tải dễ bị mòn và hư hỏng hơn, đặc biệt là khi xe thường xuyên phải di chuyển và những đoạn đường có nhiều cát. Vì thế, các bác tài phải chịu khó vệ sinh phanh đĩa định kỳ để sử dụng được lâu dài hơn.
Phanh xe tải: Hệ thống phanh tang trống
Phanh tang trống còn được biết đến với tên gọi là phanh guốc hoặc phanh đùm.
Các bộ phận chính của hệ thống phanh tang trống bao gồm: guốc phanh, trống phanh, xi lanh bánh xe, piston, cuppen, lò xo hồi vị cùng một số bộ phận có nhiệm vụ truyền lực khác
Trong hệ thống phanh tang trống, mỗi một bộ phận giữ một vai trò khác nhau:
- Má phanh là bộ phận ma sát trực tiếp với trống phanh.
- Lò xo hồ vị sẽ ép piston trở về vị trí ban đầu khi áp suất dầu giảm.
- Piston là bộ phận được nối với guốc phanh. Khi có áp suất dầu, piston sẽ đẩy ra làm cho má phanh ép vào trống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng.
Ưu điểm phanh tang trống
- Quá trình phanh an toàn, không khiến xe bị trượt lết gây nguy hiểm trong khi tham gia giao thông
- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa và bảo dưỡng
- Vì có thiết kế nguyên khối nên phanh tang trống có thời gian sử dụng lâu hơn và phù hợp với nhiều điều kiện đường xá, thời tiết khác nhau.
- Chi phí lắp đặt, chế tạo thấp hơn phanh đĩa. Bên canh đó hệ thống phanh xe tải loại này có khả năng cường hóa phù hợp với các loại xe tải trọng lượng lớn
Nhược điểm phanh tang trống
- Trong quá trình di chuyển ở đường đèo hoặc cần phanh gấp, phanh tang trống sẽ có thời gian giảm tốc chậm hơn so với phanh đĩa
- Thiết kế nguyên khối vừa là ưu điểm và cũng là nhược điểm của hệ thống phanh xe tải loại này.
- Bởi vì là hệ thống phanh nguyên khối nên khả năng tản nhiệt kém hơn, dễ bám bụi tại guốc phanh, tang trống, xi lanh bánh xe làm các bộ phận này nhanh mòn khi phải làm việc liên tục.
- Trọng lượng phanh tang trống nặng hơn phanh đĩa.
Phanh xe tải: Hệ thống phanh tay lốc-kê
Thường các dòng xe tải nặng sẽ sử dụng phanh xe tải bằng hệ thống tay lốc-kê. Cấu tạo của phanh tay lốc-kê bao gồm hai phần chính là buồng áp suất thấp và buồng áp suất cao được hoạt động dựa trên nguyên lý chính là nạp khí nhả phanh. Cụ thể như sau:
- Nạp khí: trước khi hệ thống phanh hoạt động thì cần được nạp khí. Khi tài xế sẽ tác dụng lực lên bàn đạp, áp suất trong hệ thống đạt đến mức thích hợp thì xe sẽ phanh để kìm hãm sự di chuyển của xe lại.
- Nhả phanh: Sau khi lượng khí nén được xả ra hết khi có lực tác dụng lên phanh, thì áp suất trong hệ thống phanh tăng để nhả phanh. Ngoài ra, trong hệ thống phanh khí nén tiêu chuẩn có thêm hệ thống phanh khẩn cấp. Trước khi vận hành xe tải, bác tài sẽ ấn nút phanh khẩn cấp để tiến hành nạp khí nén cho hệ thống.
Ưu điểm phanh xe tải lốc-kê
- Lực tác dụng cần dùng trên bàn đạp phanh sẽ nhỏ.
- Phanh sử dụng rất hiệu quả trên các xe trọng tải lớn, có khả năng điều chỉnh rơ mooc.
- Hệ thống phanh khí nén giúp cơ khí hóa quá trình điều khiển.
- Có thể sử dụng khí nén cho các bộ phận như hệ thống treo khí làm việc.
Nhược điểm phanh xe tải lốc-kê
- Kết cấu cồng kềnh,không đơn giản như hệ thống phanh thủy lực thường hay thấy.
- Khi khí nén, hơi trong xe giảm hoặc thiếu thì dường như xe không thể chạy được, gây cản trở khá nhiều trong điều kiện di chuyển gấp.
Xem thêm:
>> Nhận biết xe tải bị nóng máy và cách xử lý
>> Bảo hiểm bồi thường ô tô bị ngập nước thế nào?
>> Lựa chọn Gara sửa chữa xe tải quận 9 uy tín, nhanh chóng
Kết luận
Trên đây là những loại phanh cơ bản thường được dùng trong xe tải và ưu nhược điểm của chúng. Hy vọng bài viết có thể giúp các bác tài dễ dàng hình dung và lựa chọn loại phanh phù hợp với xe của mình.
Nếu quý khách hàng có đang băn khoăn, cần tư vấn về dịch vụ bảo dưỡng, tân trang, sửa xe container, sửa xe tải, sửa xe đầu kéo Mỹ, sửa xe tải Bình Dương, quận 2, quận 9, Thủ Đức, Đồng Nai thì có thể liên hệ ngay với Garage Minh Nhựt để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
LUÔN CÓ CHÍNH SÁCH TỐT CHO NHÀ XE
Gara xe tải Minh Nhựt hân hạnh giới thiệu, cung cấp đến quý khách dịch vụ chất lượng và chi phí phù hợp trên tinh thần hợp tác bền vững giữa hai bên. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng quý khách hàng. Quý khách có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn, báo giá dịch vụ và đặt lịch sửa chữa qua thông tin sau:
GARA MINH NHỰT
- Địa chỉ: 356 Hoàng Hữu Nam, Kp. Giản Dân, P. Long THạnh Mỹ, Q. 9, TPHCM
- SĐT: 0902 915 871 (Mr. Vũ)
- Email: garaminhnhut@gmail.com
- Website: https://garaminhnhut.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/suaxetai.garaminhnhut
Gara Minh Nhựt hân hạnh được hợp tác cùng quý khách hàng trên tinh thần cùng nhau phát triển bền vững.