Sự tiến bộ nhanh chóng của ngành cơ điện tử đã thúc đẩy các hệ thống điều khiển điện từ phát triển với tốc độ chóng mặt. Hiện nay, trên một số dòng xe khách và xe tải đã và đang áp dụng thêm hệ thống phanh điện từ đem đến nhiều lợi ích cho các tài xế trong quá trình lái xe. Nội dung sau đây, hãy cùng Gara Minh Nhựt khám phá chi tiết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh điện từ ngay sau đây nhé!

Nội dung chính của bài viết
ToggleCác tính năng vượt trội của phanh điện từ trên xe tải, xe khách:
Phanh điện từ được biết là một dạng phanh phụ có nhiệm vụ giúp xe tải, xe khách dừng lâu hơn trên đường bằng hoặc đường dốc. Khi phanh xe bằng hệ thống phanh thông thường, bánh xe thường bị làm nóng lên trong quá trình phanh. Tuy nhiên với phanh điện từ, các bác tài hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề trên. Do việc giảm tốc độ chuyển động động được xử lý bằng nguyên lý cảm ứng điện từ nên hoàn toàn không sinh ra nhiệt ở phanh xe.

Hệ thống phanh điện từ trên xe tải, xe khách sẽ có một số tính năng vượt trội sau:
- Đảm bảo tính an toàn: Phanh điện từ giúp giảm nhiệt bánh xe, đảm bảo hạn chế nổ lốp đảm bảo hệ thống phanh được vận hành trong điều kiện hoạt động tốt nhất.
- Tăng tính kinh tế: Vì hệ thống phanh điện tử giúp giảm lực phanh chính của xe nên giúp kéo dài tuổi thọ của bố phanh, trống phanh, … giúp tài xế và chủ xe tiết kiệm khá nhiều chi phí định kỳ bảo dưỡng hệ thống phanh xe hàng tháng.
- Bảo vệ môi trường: Hệ thống phanh điện tử giúp giảm bụi nguy hiểm do bố phanh tạo ra trong quá trình phanh, giảm tiếng ồn khó chịu sinh ra khi phanh.
Cấu tạo của phanh điện từ
Cấu tạo của phanh điện từ gồm 2 cánh Turbine (Rotor) và một bộ Stator. Trong khi Rotor được lắp nối với trục các – đăng.

Cụ thể, hệ thống phanh điện từ sẽ bao gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận điều khiển: Điều khiển lõi phanh điện từ là mô-đun điều khiển nguồn điện. Sau khi xử lý các tín hiệu đầu vào, bộ phận điều khiển sẽ cấp dòng điện tương ứng tới các lõi tạo lực phanh điện từ.
- Công tắc nguồn: Được lắp ở khoan bình điện, làm nhiệm vụ kết nối giữa cực dương bình điện với nguồn bộ điều khiển phanh điện từ. Là công tắc nguồn tổng của hệ thống phanh điện từ.
- Cảm biến tốc độ: Được lắp trên giá phần tĩnh. Khi các cánh tản nhiệt quay sẽ tạo ra các xung tín hiệu, do đó sẽ nhận biết được tốc độ xe và gửi về hộp xử lý phanh điện từ.
- Công tắc áp suất: Được lắp trên đường hơi phanh, hoạt động cùng với chân phanh.
- Công tắc điều khiển bằng tay: Được lắp tích hợp trên công tắc đa năng, được điều khiển bằng tay theo các cấp độ tương ứng với các lực phanh điện từ khác nhau.
- Bảng báo: Thường được lắp trong khoan lái xe, để hiển thị hoạt động của phanh điện từ và giúp chẩn đoán hư hỏng của hệ thống phanh điện từ.
- Cụm stator (Phần tĩnh): Gồm tổ hợp các cuộn dây. Đây là phần chính của phanh điện từ, được lắp với chassi xe bằng giá đỡ cố định.
Nguyên lý hoạt động của phanh điện từ
Phanh điện từ hay còn gọi là phanh phụ. Hoạt động trên lý thuyết điện từ: động năng chuyển hóa thành nhiệt. Khi đưa dòng điện vào cuộn cảm biến sẽ sinh ra lực điện từ ở Rotor và làm Rotor hoạt động. Trong trường hợp chuyển động của Rotor ngược hướng với bánh xe thì sẽ làm giảm tốc độ bánh xe, và phanh xe lại.

Phanh điện từ hoạt động bởi nguồn ắc quy hoặc máy phát. Khi cuộn stator được cấp nguồn sẽ tạo lực từ trong cuộn stator. Vùng từ trường giữa lõi, khe hở và roto tạo thành các vòng từ liên tiếp.
Giữa các vùng từ trường xuất hiện các lực từ có hướng cản lại chiều quay của rô-to, tạo ra lực phanh điện từ làm giảm tốc độ quay của rô-to mà không cần tiếp xúc. Luồng gió làm mát được tạo ra từ các cánh rô-to để tản nhiệt.
Xem thêm:
>> Tất tần tật về hoạt động phanh của xe tải, xe container mà mọi tài xế nên biết
>> 4 Kỹ thuật phanh xe tải đúng cách tài xế nên biết
>> Lưu ý quan trọng khi sử dụng dầu phanh xe tải
>> Kiểm tra, bảo dưỡng bánh xe tải uy tín
Lời kết: Chúng ta vừa cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về phanh điện từ trên xe tải, xe khách giúp đảm bảo an toàn cho các tài xế trong quá trình vận hành. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều những thông tin hữu ích cho các chủ xe và bác tài trong quá trình sử dụng xe.
Nếu quý khách hàng có đang băn khoăn, cần tư vấn về dịch vụ bảo dưỡng, tân trang, sửa xe container, rửa xe tải, sửa xe tải, sửa xe đầu kéo Mỹ Bình Dương, quận 2, quận 9, Thủ Đức, Đồng Nai thì có thể liên hệ ngay với Garage Minh Nhựt để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
LUÔN CÓ CHÍNH SÁCH TỐT CHO NHÀ XE
Gara xe tải Minh Nhựt hân hạnh giới thiệu, cung cấp đến quý khách dịch vụ chất lượng và chi phí phù hợp trên tinh thần hợp tác bền vững giữa hai bên. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng quý khách hàng. Quý khách có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn, báo giá dịch vụ và đặt lịch sửa chữa qua thông tin sau:
- GARA MINH NHỰT
- Địa chỉ: 356 Hoàng Hữu Nam, Kp. Giản Dân, P. Long THạnh Mỹ, Q. 9, TPHCM
- SĐT: 0902 915 871 (Mr. Vũ)
- Email: garaminhnhut@gmail.com
- Website: https://garaminhnhut.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/suaxetai.garaminhnhut
Gara Minh Nhựt hân hạnh được hợp tác cùng quý khách hàng trên tinh thần cùng nhau phát triển bền vững.